Lịch sử Chuông Sigismund

Vua Sigismund I cùng gia đình và quần thần đang theo dõi việc treo Chuông Sigismund vào năm 1521. Jan Matejko, Zawieszenie dzwonu Zygmunta (1874).

Sigismund I, Vua của Ba LanĐại Công tước Litva đã ra lệnh đặt Chuông Sigismund tại Nhà thờ chính tòa Wawel. Chuông được đúc bởi Hans Behem (hay Beham) of Nürnberg vào năm 1520.[1] Behem đã thiết lập một xưởng đúc đặt biệt gần Cổng St. Florian ở Kraków [cần dẫn nguồn] nơi ông cho rằng có thể sử dụng kim loại vụn lấy từ các khẩu đại bác được lực lượng Ba Lan - Litva thu được từ quân đội Muscovite trong Trận Orsha vào năm 1514.[cần dẫn nguồn] Một giải thích tương tự và rõ ràng là không chính xác khi xác định rằng nguồn kim loại là từ trận Obertyn (năm 1531).[3] Chuông được treo ở Tháp Sigismund và được rung lần đầu tiên vào ngày 13 tháng 7 năm 1521.[1]

Ngoài những ngày lễ tôn giáo và ngày lễ của quốc gia thì chuông được rung vào một số thời điểm quan trọng nhất trong lịch sử Ba Lan, bao gồm sự kiện Đức tấn công Ba Lan vào ngày 1 tháng 9 năm 1939, vào đêm trước thời điểm Ba Lan gia nhập Liên minh châu Âu vào ngày 30 tháng 4 năm 2004,[cần dẫn nguồn] trong mỗi dịp viếng thăm của Giáo hoàng Gioan Phaolô II,[2] và sau tai nạn máy bay khiến Tổng thống Lech Kaczyński và nhiều quan chức cấp cao khác thiệt mạng vào ngày 10 tháng 4 năm 2010.[4] Chuông cũng được rung lên trong các ngày tang lễ hay cải táng lại một số người Ba Lan vĩ đại như Adam Mickiewicz (1900), Nguyên soái Józef Klemens Piłsudski (1935), Tướng Władysław Sikorski (1993), Giáo hoàng Gioan Phaolô II (2005),[2] và Lech Kaczyński cùng phu nhân (2010).[5] Chuông vang lên trong những ngày lễ quốc gia Ba Lan trong thời kỳ bị phân chia (1795–1918)[1] và trong thời gian của chế độ cộng sản (1945–1989),[2] nên càng được củng cố vai trò của chuông như một biểu tượng quốc gia

Chuông Sigismund trong một tờ in thạch bản năm 1841

Hans Frank, thống đốc chung của Chính phủ Chung đã ra lệnh rung Chuông Sigismund vào năm 1940 để kỷ niệm Đức chiến thắng Pháp.[6] Sau cái chết của nhà độc tài Xô viết Iosif Vissarionovich Stalin vào năm 1953, chính quyền cộng sản Ba Lan yêu cầu rung chuông như một tín hiệu tang tóc. Khi những người rung chuông trong nhà thờ từ chối thực hiện thì binh lính đã được huy động để rung chuông,[2] hoặc – tùy vào nguồn tài liệu – chuông được rung bởi một nhóm các nhà hoạt động cộng sản.[6]

Ít nhất một lần chuông được rung lên do trò đùa của các bạn trẻ. Theo một vài người viết hồi ký thì năm 1882, Stanisław Estreicher, Józef Mehoffer, Henryk OpieńskiStanisław Wyspiański – trong những năm học trung học – đã lẻn vào tháp Sigismund và tìm cách rung chuông.[7] Khi Wyspiański bị bắt, giám mục đã bày tỏ ước nguyện rằng chuông Sigismund sẽ vang lên trong lễ tang của chàng trai – và điều này thực sự đã xảy ra vào năm 1907.[6] Một thử nghiệm được tiến hành vào năm 2011 để kiểm tra tính tin cậy của giai thoại này đã cho thấy rằng bốn thiếu niên không thể rung chuông đúng cách nhưng họ có thể khiến quả lắc di chuyển đủ để tạo ra âm thanh của chuông.[7]

Quả lắc bằng sắt ban đầu của chuông đã thực hiện khoảng 12 triệu lần gõ trong suốt 479 năm lịch sử của mình.[2] Trong thế kỷ 19, quả lắc bị hư hỏng và được sửa chữa vào các năm 1859, 1865 và 1876.[6] Sau khi bị hỏng một lần nữa vào ngày 25 tháng 12 năm 2000, quả lắc bằng sắt được thay mới vào ngày 14 tháng 4 năm 2001 – do các công ty luyện kim ở Kraków chi trả và thực hiện đúc.[1]

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Chuông Sigismund http://wiadomosci.gazeta.pl/Wiadomosci/1,80273,775... http://wiadomosci.gazeta.pl/wiadomosci/1,114883,10... http://eduseek.interklasa.pl/artykuly/artykul/ida/... http://www.katedra-wawelska.pl/english/sigismund_b... http://www.katedra-wawelska.pl/english/the_royal_s... http://historia.pap.pl/?q=node/3452 https://www.youtube.com/watch?v=0tyoLcgEZFU https://web.archive.org/web/20100413204607/http://... https://web.archive.org/web/20101222024910/http://... https://web.archive.org/web/20101222024925/http://...